HỌC NGOẠI NGỮ ĐỪNG HỎI

HỌC NGOẠI NGỮ ĐỪNG HỎI "TẠI SAO"

Hãy chấp nhận những điều bạn cảm thấy vô lý cho đến khi bạn cảm thấy nó hợp lý.

Chúng ta được dạy là luôn tò mò, đặt câu hỏi, tìm tòi mộy cách kỹ lưỡng, tranh luận, nghiên cứu về một vẫn đề nào đó. Và rằng, đừng chấp nhận những điều vô lý. Và rằng, hãy luôn hỏi tại sao, tại sao...

Đây là một điều vô cùng tốt. Tuy nhiên, khi áp dụng vào việc học tiếng Anh (hay bất kì ngôn ngữ nào) đặc biệt là học ngữ pháp, những câu hỏi "tại sao, tại sao, tại sao" trong đầu bạn không những không giúp bạn, mà còn có thể làm bạn trượt dốc không phanh.
Tại sao như vây? Vì học ngôn ngữ là quá trình học cách chấp nhận những điều bạn cảm thấy vô lý cho đến lúc bạn cảm thấy hợp lý. 

Đúng vậy, chẳng hạn như:
- Trong tiếng việt, tính từ đứng sau danh từ, ví dụ: quả táo đỏ.
-Trong tiếng anh, tính từ đứng trước danh từ, ví dụ: the red apple.
- Trong tiếng hàn động từ đứng sau danh từ, ví dụ nói "ăn cơm" thì sẽ là "cơm ăn" (밥을 먹어요)
 Hay như trong tiếng Việt, tiếng Hàn.. danh từ không có giống đực giống cái. Nhưng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Pháp... thì lại có.

Tại sao tiếng Anh lại khác tiếng Việt đến vậy?
Tại sao phải chia động từ cho nó nhọc ra, sao không nói là "he go to school" cho tất cả các trường hợp mà phải là "he goes, he went, he has gone...."
Tại sao các thứ tiếng kia phải chia giống đực giống cái?
Tại sao tiếng anh lại có động từ bất quy tắc?
Tại sao không cho nó vào quy tắc hết cho nhanh?
Tại sao "how are you doing" lại là "bạn khỏe không". Quá vô lý, phải là "bạn đang làm thế nào" mới phải chứ?...

Và những câu hỏi "tại sao" tiếp tục làm bạn nặng đầu. Bạn cảm thấy rất vô lý, mà vô lý như vậy thì học cũng chẳng vào. Bạn quyết định bỏ cuộc.

Nếu bạn từng rơi vào trạng thái này thì sau khi đọc xong bài này bạn sẽ nghĩ khác. Mình xin nhắc lại "học ngôn ngữ là quá trình học cách chấp nhận những điều bạn cảm thấy vô lý cho đến khi bạn cảm thấy hợp lý".
Vì vậy, việc bạn cần làm là: không thắc mắc, hãy chấp nhận "it's what it is". NO MORE QUEST